b/ Sơn lót phải có tác dụng Kháng kiềm. Tính năng này là không thể thiếu của sản phảm sơn lót.
Tại sao phải kháng kiềm? Kiềm có ảnh hưởng gì đến sơn phủ mầu?
- Kiềm là tính Bazơ sẵn có trong vật liệu xây dựng. Kiềm tỉ lệ thuận với độ ẩm. Tức là độ ẩm cao thì kiềm cao, tường khô thì kiềm không còn.
- Sơn nước chiếm 100% trên thị trường sơn trang trí vì tính an toàn cho người sử dụng. Nhưng khi lăn sơn nước vào tường thì các vật liệu xây dựng đang khô sẽ rất háo nước nên sẽ hút nước vô tình đưa sơn vào sâu các mao mạch vật liệu giúp sơn thẩm thấu sâu bên trong vật liệu.
- Khi ngậm nước, vật liệu sẽ lại trở lại tính kiềm. Và hơi kiềm này sẽ thoát ra khỏi vật liệu trong quá trình bay hơi nước của vật liệu. Do đó kiềm được giải phóng khỏi bề mặt tường.
- Các dòng sơn phủ đều rất sợ kiềm. Kiềm làm hư hỏng bề mặt sơn, loang mầu, phấn hoá và bong chóc. Vì nồng độ kiềm khi được giải phóng là rất cao.( pH có thể lên tới 14 ).
c/ Sơn lót phải có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm mốc
- Trong khoa học vật liệu sơn, kẻ thù lớn của sơn là các loại vi khuẩn và nấm mốc. Sơn là môi trường ưu thích của chúng, nếu sơn không có tác dụng diệt khuẩn, nấm mốc thì màng sơn sẽ bị nấm, mốc...
- Nấm mốc có trong vật liệu xây dựng. Nguy cơ gây màng sơn bị nấm mốc đến 80% là từ trong vật liệu xây dựng.
- Khi sơn lót có tác dụng diệt khuẩn, chống nấm mốc thì sơn nhà bạn đã 80% không có nguy cơ nấm mốc phát triển.
2/ Sự ngộ nhận và tư vấn sai
- Rất nhiều công trình đang sử dụng sai Sơn Lót hoặc nếu sử dụng thì không hội tụ đủ 3 yếu tố trên.
- Lý do: Giá thành, sự tư vấn của nhiều người chưa chuyên sâu.
- Nhiều sản phẩm không có hội tụ cả 3 tính năng trên.
Nên nhiều công trình chỉ sử dụng các sản phẩm lót trắng mà không có tính kháng kiềm và kháng khuẩn chống nấm mốc. Nguy cơ hư hỏng bề mặt sơn là tất yếu và tuôi thọ của sản phẩm không như mong muốn.
3/ Sản phẩm sơn lót kháng kiềm trong nhà và ngoài trời tốt nhất hiện nay:
- Sơn lót kháng kiềm nội thất cao cấp
- Sơn lót kháng kiềm ngoại thất cao cấp